Từ khóa
Danh mục

Đang truy cập: 19
Trong ngày: 93
Trong tuần: 587
Lượt truy cập: 2197908

Tác dụng của bột bã mía và mật rỉ đường trong ao nuôi tôm
Hiện nay, sử dụng giải pháp sinh học để ổn định chất lượng nước cũng như hạn chế dịch bệnh trong nuôi tôm đang ngày càng trở nên phổ biến. Trong đó, bột bã mía và mật rỉ đường được xem là nguyên nguyên liệu rẻ tiền nhưng lại có tác hiệu quả trong việc kiểm soát các yếu tố chất lượng nước.
Tác dụng của bột bã mía và mật rỉ đường  trong ao nuôi tôm
Tác dụng của bột bã mía và mật rỉ đường trong ao nuôi tôm

Bột bã mía

Bột bã mía trong nuôi tôm

Bã mía chiếm từ 20-30% trọng lượng mía đem ép. Tùy theo giống mía và thổ nhưỡng của nơi trồng mà thành phần hóa học trong mía sẽ thay đổi. Bã mía sau khi đem sấy khô, nghiền thành bột sẽ có các thành phần chính là: Cellulose(Xơ): 45-55%, Hemicellulose: 20-25%, Lignin: 18-24%, Tro: 1-4%, Sáp <1%.

Trong ao nuôi tôm, bột bã mía có tác dụng ổn định môi trường nước, giúp phát triển hệ vi sinh có lợi, cung cấp chất khoáng cho tảo, bổ sung các chất Fe, Zn cho tôm nuôi… Theo “vua tôm” Võ Hồng Ngoãn thì quy trình sử dụng bột bã mía trong ao nuôi tôm như sau:

+ Sau khi cải tạo ao, sẽ dùng bột bã mía để gây màu nước với liều lượng 1kg/100m3 nước. Đối với ao thuần thì bón 5 ngày/1 lần, riêng ao đã bị chai nền đáy thì cần bón 2 ngày/1 lần.

+ Trong 2 tháng đầu, người nuôi không cần sử dụng chế phẩm sinh học hay khoáng bổ sung vào nước mà chỉ bón định kỳ bột bã mía 10kg/1000m3 nước ao. Lưu ý cần phải kiểm tra các yếu tố môi trường nước(mật độ vi khuẩn trong nước, PH, kiềm…) trước khi bón 1 ngày và sau khi bón 2 ngày. Điều này, sẽ giúp ước lượng chính xác liều lượng bột bã mía cần sử dụng.

+Sau 2 tháng nuôi, tôm đã lớn, lượng chất thải cũng nhiều hơn. Do đó, ngoài việc sử dụng bột bã mía định kỳ, cần bổ sung thêm chế phẩm sinh học để môi trường nước luôn ổn định.

+ Trong quá trình nuôi, cần theo dõi kỹ màu nước , các yếu tố môi trường, để có sự điều chỉnh hợp lý lượng  bột bã mía cần bón.

Mật rỉ đường

mật gỉ đường

Mật rỉ đường chiếm 3-5% trọng lượng mía đem ép, và có thành phần chính gồm: Nước 20%, đường saccaro 35%, đường khử 20%, Tro 15%, Protetin 5%, Sáp 1%, Bột 4%,và một số loại khoáng Fe, Al, Ca, Mg, P, K .

Trong ao nuôi, tôm chỉ sử dụng 20-30% lượng đạm trong thức ăn, phần còn lại sẽ chuyển hóa loại đạm có độc là NH3 và NO2.

Do đó, các nhà khoa học đã tận dụng cơ chế hoạt động của các loại vi khuẩn dị dưỡng là sử dụng carbon và nitơ để tổng hợp protein, nhằm loại bỏ hai chất độc hại này. Điểm mấu chốt ở đây, là cần bổ sung nguồn carbon cho ao nuôi tôm. Và mật rỉ đường chính là sự lựa chọn thích hợp cho giải pháp này.

Các thử nghiệm tại cơ quan nghiên cứu của Úc đã cho rằng bón mật rỉ đường với liều lượng 30 lít/ha là thích hợp nhất, vì sẽ rất an toàn, hữu ích giúp giảm chi phí và giảm được PH trong ao nuôi.

Ngoài việc hòa với nước tạt đều khắp ao,  mật rỉ đường còn được sử dụng để ủ với men vi sinh để xử lý nước trong nuôi trồng thủy sản: ủ mật đường với men vi sinh từ 3-6h sục khí liên tục và tạt xuống ao.

Kết Luận: Mật rỉ đường và bột bã mía đều là những phế phẩm trong nông nghiệp, khi sử dụng trong thủy sản mang lại nhiều lợi ích như giúp giảm chi phí đầu tư, cho ra sản phẩm sạch, góp phần bảo vệ môi trường. Hi vọng, đây cũng sẽ là một giải pháp giúp ngành nuôi tôm công nghiệp bền vững hơn trong tương lai.

22/05/2017
AN LÊ
 
PHẢN HỒI

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 

Công ty quốc tế Acell Việt Nam 

Liên hệ: 088 666 1880; 0862 990 679 ; 08888 58 268

Địa chỉ : 67D4A , PHƯỚC LONG B , THÀNH PHỐ THỦ ĐỨC , THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH .

GMAIL: acellvncompany@gmail.com

Zalo: 088 666 1880

WEBSITE* acellvietnam.com

8dabd67dbe4707195e56